Chùa Bà Châu Đốc, còn gọi là Chùa Bà Chúa Xứ Núi Sam, là một điểm đến tâm linh nổi tiếng thuộc thị trấn Châu Đốc, tỉnh An Giang. Chùa được thiết kế theo kiến trúc truyền thống của ngôi chùa Việt Nam, phản ánh rõ nét văn hóa và tâm linh của người dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Bên cạnh việc tham quan và cảm nhận vẻ thanh bình, du khách còn có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh thị trấn Châu Đốc và cảnh quan tự nhiên tuyệt đẹp từ trên cao. Mỗi năm, vào cuối tháng 4 âm lịch, lễ hội Chùa Bà Châu Đốc diễn ra với nhiều hoạt động tâm linh và văn hóa, thu hút rất nhiều người tham gia.
Nằm tại địa chỉ 132 Châu Thị Tế, Phường Núi Sam, Châu Đốc, tỉnh An Giang. Nếu bạn đang ở trung tâm thị trấn Châu Đốc và muốn đến thăm chùa, chỉ cần di chuyển khoảng 7km về phía tây, bạn sẽ đến được ngôi chùa thiêng liêng này. Để đến chùa, du khách có thể chọn lựa nhiều cách, từ việc đi bộ lên núi theo con đường lát đá, đến việc sử dụng xe máy hoặc các phương tiện khác
Theo truyền thuyết, Bà Chúa Xứ là vị thần linh của vùng đất này, có uy lực mạnh mẽ và ban phước lành cho mọi người. Nhiều người tin rằng, khi đến cầu khấn tại đây, mọi mong ước, điều cầu xin đều được đáp ứng nếu con người có lòng thành tâm. Đặc biệt, vào mỗi dịp lễ hội, lượng tín đồ đổ về chùa tăng đột biến, tạo nên một không gian tâm linh sôi động và trang nghiêm. Chính tại đây, hàng nghìn tín đồ và du khách đến để tôn vinh, dâng hương và cầu ước trước bức tượng thần linh Bà Chúa Xứ.
Theo những thông tin cho biết thì cách đây khoảng 200 năm, người dân địa phương tại Châu Đốc đã phát hiện ra tượng Bà ở trên đỉnh núi Sam và muốn đưa xuống để thờ cúng. Tuy nhiên, mấy chục thanh niên cường tráng định khiêng tượng Bà nhưng không thể nào nhấc lên được. Sau đó theo lời dạy của Bà qua miệng bà “cô Đồng” bảo chỉ cần 9 cô gái đồng trinh lên khiêng xuống. Khi rước tượng Bà đến chỗ lập miếu thờ bà bây giờ thì bỗng nhiên tượng Bà bất ngờ nặng trĩu không thể di chuyển tiếp được nữa. Các bậc trưởng bối trong làng cho rằng Bà chọn nơi đây để an vị cho nên đã đặt tượng Bà xuống tựa lưng vào núi và lập miếu tôn thờ.
Chùa Bà Châu Đốc An Giang là một di tích lịch sử, công trình kiến trúc về văn hóa và tâm linh quan trọng của tỉnh và của khu vực miền Tây Nam Bộ. Việc thờ cúng Bà Chúa Xứ được xem là một trong các tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam. Sở dĩ ngôi chùa này nổi tiếng như vậy chính là từ chuyện cũ tích xưa đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ kể lại rằng:
Vào năm 1820 -1825 thì quân Xiêm đem quân sang nước ta xâm lược, làm đời sống của nhân dân lầm than khổ cực, người vô tội luôn phải trốn chạy đi tìm nơi khác lánh nạn. Trong một lần quân địch đuổi đến núi Sam thì có gặp một pho tượng Bà và muốn mang bức tượng xuống núi đem về xứ chúng, liền hì hục cậy và buộc dây khắp tượng để khiêng xuống. Nhưng thật kỳ lạ chỉ mới khiêng đi được một đoạn đường ngắn thì tượng Bà bỗng dưng càng ngày càng nặng dần, khiến cho quân địch không thể nào di chuyển được nữa. Quân Xiêm thấy thế liền nổi giận đùng đùng, đập phá cốt tượng làm cho một phần của cánh tay trái tượng Bà bị gãy. Và quân địch phải trả giá liền bị Bà liền trừng phạt khiến chúng hoảng sợ bỏ chạy.
Về sau khi cuộc sống người dân đã trở lại bình yên và phát hiện Bà trên núi, được bà hiển linh chỉ dạy cho dân làng cách rước tượng xuống núi và lập miếu thờ cúng. Chỉ cần làm được vậy thì Bà sẽ phù hộ cho người dân được mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, thoát khỏi dịch bệnh, tránh được giặc xâm lược. Từ ngày đó, Chùa Bà Chúa Xứ Núi Sam đã trở thành nơi gửi gắm niềm tin của người dân địa phương lẫn du khách khi đến Châu Đốc.
Bên cạnh giá trị tâm linh, chùa còn là một biểu tượng của nghệ thuật kiến trúc truyền thống Việt. Chùa Bà Châu Đốc tạo nên một bức tranh hài hòa giữa thiên nhiên và con người. Ngôi chùa được xây dựng chủ yếu từ gỗ quý, với những đường nét chạm trổ tinh xảo, tỉ mỉ. Cổng chùa mang dáng vẻ uy nghi, trên đó có các bức phù điêu hình rồng, phượng, cùng với các loài chim, hoa và cảnh vật, tạo nên một bức tranh sống động, phong phú.
Mái chùa, với sắc đỏ của ngói, tạo nên một điểm nhấn đặc biệt giữa bầu trời và núi rừng. Mái ngói được lợp theo kiểu mái bằng, với những đường cong mềm mại, phản ánh sự uyển chuyển và hòa mình với thiên nhiên. Chùa Bà Châu Đốc không chỉ là một địa điểm tâm linh mà còn là một tác phẩm kiến trúc nghệ thuật, phản ánh sự sáng tạo và tinh túy của văn hóa Việt Nam.
Chùa Bà Chúa Xứ mở cửa đón tín đồ và du khách mỗi ngày, giúp mọi người có cơ hội tham quan, tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và tâm linh của ngôi chùa.
Lễ hội Chùa Bà Châu Đốc còn gọi lễ Vía Bà là một lễ hội lớn của người dân Nam bộ, được tổ chức hàng năm bắt đầu tại miếu Bà Chúa Xứ từ đêm 23/4 đến 27/4 âm lịch thu hút trên 2 triệu lượt khách hành hương. Đến với lễ hội hội khách thập phương sẽ được tham dự lễ hội dân gian phong phú để xin cầu tài cầu lộc. Tuy nhiên, trong những ngày "trẩy hội" đông đúc như thế này thì an ninh tại Chùa Bà Chúa Xứ Núi Sam vẫn chưa được đảm bảo cho lắm. Vậy nên nếu có dịp đi Vía Bà, bạn hãy chọn trang phục giản dị và chú ý tự bảo quản tư trang của mình nhé.
Việc cúng lễ đều là thành tâm và tùy vào điều kiện của mỗi người chứ không có những quy định bắt buộc. Phần lớn người đến hành hương thường sẽ mua heo quay để cúng. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm viếng Bà Chúa Xứ Núi Sam thì bạn không nên mua heo quay bán ở trước cổng chùa vì thường không đảm bảo vệ sinh và giá cũng rất cao. Đơn giản nhất là bạn có thể chuẩn bị một bó hoa tươi, đĩa hoa quả kèm theo trầu cau, muối và gạo. Ngoài ra, nếu có thời gian thì bạn cũng có thể chuẩn bị thêm một đĩa đồ ăn mặn hoặc bánh chưng cho mâm lễ.
Mong rằng, qua những thông tin mà Bình Minh Mới chia sẻ ở phía trên sẽ giúp cho các bạn có thể biết thêm được những thông tin về lịch sử, kiến trúc cũng như những câu chuyện ly kỳ về Miếu Bà Chúa Xứ. Bình Minh Mới hiên cũng đang cung cấp các dịch vụ cho thuê xe du lịch từ 4 chỗ, 16 chỗ, 29 chỗ, 45 chỗ, xe giường nằm và xe limousine đi Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc - An Giang. Chúng tôi chuyên cung cấp những dòng xe đời mới, đầy đủ tiện nghi để phục vụ nhu cầu di chuyển đi hành hương Miếu Bà Chúa Xứ của quý khách hàng. Bình Minh Mới chúc quý khách có những chuyến đi hành hương thật ý nghĩa.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn